Làng nghề


Làng nón Tiên Điền: thuộc xã Tiên Điền.
Làng nước mắm Cương Gián: nay là xã Cương Gián.
Làng làm nồi đất Cổ Đạm: thuộc xã Cổ Đạm.,
Làng làm mộc: thuộc xã Xuân phổ.
Làng làm trống: thuộc xã Xuân Hội.

Vua Lê Thánh Tôn thực hiện chính sách “Tòng Chinh lập nghiệp”, cho nhân dân từ các vùng phía bắc vào Thuận Quảng Nam khai phá, lập làng, nhằm củng cố bờ cõi phương nam của Đại Việt. Những lớp cư dân "Bắc địa tùng vương" hồi cuối thế kỷ XV, bao gồm nhiều tộc họ khác nhau ở đất Bắc, chủ yếu là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Cao Bằng... Xét về thành phần, có thể thấy một số họ là quan lại, tướng tá, binh sĩ đã từng tham gia "bình Chiêm, phạt Lỗ", được lệnh ở lại và đưa vợ con vào lập nghiệp; nhưng đông hơn cả vẫn là dân nghèo quê đất Bắc. Một bộ phận khác là người Chăm ở lại làm ăn hoà thuận với những lưu dân người Việt mới đến. Ngoài ra, còn phải kể đến những người bị tù tội phải lưu đày.

Năm 1472, sau cuộc chinh phạt Champa của vua Lê Thánh Tông, vùng đất từ nam đèo Hải Vân đến núi Thạch Bi nằm trong sự quản lý của Đại Việt và được đặt thành đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhân. Nhà Lê chiêu mộ dân chúng vào khai khẩn đắt hoang và đồng thời khuyến khích quan lính ở lại mở mang đồn điền, phát vãng những tù nhân lưu đày vào nơi đây. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu để khai phá vũng đất mới. Nhà nước không có chế độ hạng điền, cho phép dân chúng mặc sức khai khẩn đất đai, cho phép thu lợi 3 năm trên vùng đất ấy rồi mới thu thuế. Đây là cuộc di dân lần thứ 2 của người Kinh đến vùng đất Quảng Ngãi. Cuộc di dân này rất quan trọng, đây là thời điểm bắt đầu hình thành nên những làng người Việt và những dòng họ lớn ở trên vùng đất thừa tuyên Quảng Nam.

Thời chúa Nguyễn, cư dân Việt ở Quảng Ngãi tương đối ổn định nhưng vẫn còn thưa thớt. Với ý đồ cát cứ phương nam, chúa Nguyễn tiếp tục khuyến khích dân Việt từ vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay vào đây khai khẩn, lập nghiệp. Năm 1648, chúa Nguyễn đánh thắng chúa Trịnh ở Quảng Bình, bắt sống 30.000 quân lính, phiên đặt họ cứ 50 người thành một ấp, dọc theo bờ biển, bắt đầu từ Quảng Nam trở vào phía nam. Dấu vết của làng Việt này còn thấy ở làng Tráng Liệt (huyện Tư Nghĩa) mà gia phả còn lưu truyền.

Ngoài việc đất Quảng Bình (Châu Bố Chính) di dân theo kiểu họ tộc, trong huyện Khang Lộc có 72 làng Mai Xá, Chu Xá, Lỗ Xá, Phan Xá, Bùi Xá, Trương Xá
Ở Châu Minh có 65 làng quan quân đi đánh Chiêm cũng được phép ở lại. Lại khuyến khích dân Nghệ An thạo nghề sông biển, dùng thuyền vào khai thác Hoài Nhơn. Đặc biệt lại đưa phần tử tù nhân bị lưu đày, chia làm 3 bậc đi 3 nơi: lưu cận đi Nghệ An, Hà Tỉnh, lưu ngoại châu đi Bố Chánh, lưu viễn châu đi Quảng Bình.

Từ năm 1474, có đất Thăng Hoa, việc lưu đày được sửa đổi: lưu cận châu đi Thăng Hoa, lưu ngoại châu đi Tư Nghĩa, lưu viễn châu đi Hoài Nhơn.

Cuộc di dân thời Lê là quan trọng, người Chăm không chỗ lùi phải sống chung với người Việt, cuộc sống của dân mới yên ổn làm ăn.

Từ năm 1558-1613, Nguyễn Hoàng theo Sấm Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” đã vào Thuận Hoá.

Khi đoạn quận công vào xây thành Ái Tử, đoàn tuỳ tùng theo ông khá đông, gồm những nhà quyền quý ở Tống Sơn, Nghĩa Dõng ở Thanh Hoá, Nghệ An vào khá đông khiến cho họ ngoại của Chúa cũng theo vào.

Nguyễn Hoàng đánh nhau với tướng Nhà Mạc là Lập Bạo. Lập Bạo bị giết, quân sĩ đầu hàng, Chúa cho ở lại đất Cồn Tiên lập nên 36 phường.

Năm 1611, quân Chiêm Thành ra đánh biên giới Hoài Nhơn, Chúa đem ninh đánh trả, chiếm luôn đất Phú Yên, lập 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà.

Năm 1648-1687 Nguyễn Phúc Tần, chiến tranh Trịnh Nguyễn nổ ra, trong 46 năm 7 lần đánh nhau, lần thứ 5 quân Nguyễn đánh ra chiếm 7 huyện của Nghệ An suốt 5 năm, khi rút về dắt theo 3 vạn quân dân đáng ngoài, đưa vào an trí khai hoang vùng Quảng Nam cho đến Phú Yên. Lần này có họ Hồ ở Hưng Nguyên (Nghệ An) đưa vào An Khê. Đây là tổ tiên của ba anh em nhà Tây Sơn.

Năm 1672, Trịnh Nguyễn đánh nhau lần cuối, không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm giới tuyến, từ đó Nam Hà tách khỏi nhà Lê, hình thành một trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế mới là Trị Thiên - Huế.

No comments:

Post a Comment