Lịch sử, địa lý Nghệ An


Lịch sử xứ Nghệ:
Đời Hùng Vương xưa và An Dương Vương
La một trong 2/15 bộ của nước Văn Lang, có tên: Bộ Hoài Hoan, Bộ Cửu Đức.
Bộ Hoài Hoan là tên gọi vùng đất tương đương với Diễn Châu khi xưa, ở phía Bắc tỉnh Nghệ An. Bộ Cửu Đức là tên gọi vùng đất tương đương với phần nam của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay, tức đất Hoan Châu thời nhà Đường.

Thời kỳ Bắc thuộc
  • Nhà Hán: là huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân
  • Nhà Đông Ngô: tách ra khỏi quận Cửu Chân, đặt làm quận Cửu Đức
  • Nhà Tấn, nhà Tống: vẫn theo như nhà Ngô
  • Nhà Lương: chi đặt là Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu
  • Nhà Tuỳ: Năm Khai Hoàng thứ 8 đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu làm Trí Châu. Năm Đại Nghiệp thứ 3 hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu đổi lêh thuộc quận Nhật Nam.
  • Nhà Đường: Niên hiệu Vũ Đức chia quận Nhật Nam đặt làm Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu. Năm Trinh Quán đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, còn Hoan Châu cũ thì đổi làm Diễn Châu. Năm thứ 16 bỏ Diễn Châu hợp vào Hoan Châu. Đàu năm Thiên Bảo lại đổi là Hoan Châu thuộc vào quận Nhật Nam. Từ năm Kiền Nguyên trở về sau gọi là Hoan Châu, rồi bỏ Trí Châu mà cho lệ thuộc vào Hoan Châu.
Năm Quảng Đức thứ hai chia Hoa Châu đặt quận Long Trì thuộc Diễn Châu, gọi là quận Diễn Thuỷ 

Thời kỳ đất nước độc lập tự chủ 
Thời nhà Ngô, nhà Đinh và Tiền Lê gọi là Hoan Châu
Nhà Lý đổi làm trại: Nghệ An Châu Trại, năm Thiên Thành thứ 2 (năm 1030) đổi tên là Nghệ An Châu, mà Diễn Châu thì đứng riêng làm Châu.
Nhà Trần 
Năm Nguyên Phong thứ 6 lại gọi là Trại Nghệ An
Năm Long Khánh thứ 3 đổi Diễn Châu làm Diễn Châu Lộ, chia Hoan Châu làm 4 lộ: Nhật Nam, Nghệ An Nam, Nghệ An Bắc, Nghệ An Trung, cũng gọi là Nghệ An Phủ.
Năm An Thái thứ 10 đổi tên Nghệ An làm Lâm An trấn, Diễn Châu làm Vọng An Trấn.
Đời Nhà Hồ đổi Diễn Châu làm Linh Nguyên phủ, cùng với Thanh Hoá, Cửu Chân, Ái Châu gọi là Tứ Phủ.
Thời thuộc Minh lại đổi làm 2 phủ Diễn Châu và Nghệ An.

Nhà Hậu Lê
Năm Thuận Thiên nguyên niên thuộc đoạ Hải Tây.
Năm Quang Thuận thứ 7 đặt làm Nghệ An thừa tuyên
Năm Hồng Đức 21 đổi lại là: Xứ Nghệ
Lúc bấy giờ Xứ Nghệ gồm 8 phủ:
  • Phủ Đức Quang: quản lĩnh 6 huyện: Thiên Lộc (Can Lộc ngày nay), La Sơn (Đức Thọ ngày nay), Chân Phúc (Nghi Lộc và thành phố Vinh), Thanh Chương, Hương Sơn (bao gồm các huyện: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê ngày nay) và Nghi Xuân.
  • Phủ Diễn Châu luản lĩnh 2 huyện: Đông Thành (Yên Thành và Diễn Châu) và Quỳnh Lưu (huyện Quỳnh Lưu và huyện Nghĩa Đàn ngày nay).
  • Phủ Anh Đô quản lĩnh 2 huyện: Hưng Nguyên và Nam Đường (Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn).
  • Phủ Hà Hoa: quản lĩnh 2 huyện: Thạch Hà (huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh) và Kỳ Hoa (Kỳ Anh và Cẩm Xuyên).
  • Phủ Trà Lân quản lĩnh 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Vĩnh Khang và Hội Ninh.
  • Phủ Quỳ Châu quản lĩnh 2 huyện: Trung Sơn và Thuý Vân
  • Phủ Ngọc Ma quản lĩnh 1 châu: Trịnh Cao
  • Phủ Lâm An quản lĩnh 1 châu: Quỳ Hợp

Khoảng giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn Nghệ An
Thời nhà Tây Sơn (1778-1802): Đổi làm Trung Đô, Hoàng Đế Quang Trung cho xây Phượng Hoàng Trung Đô ở thành phố Vinh ngày nay, lại gọi là Nghĩa An trấn.

Thời nhà Nguyễn
  • Bản triều năm Gia Long nguyên niên lại đặt làm Nghệ An trấn.
  • Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) chia Nghệ An trấn thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam), Hà Tĩnh (phía Nam sông Lam).
  • Năm Tự Đức thứ 6 đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An thành An Tĩnh.
  • Năm thứ 29 lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ.

Ngày nay.
  • Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp thành tỉnh lớn Nghệ Tĩnh
  • Năm 1991, Nghệ Tĩnh lại tách ra Nghệ An và Hà Tĩnh.

Nghi Xuân
Huyện Nghi Xuân là một huyện ven biển, hữu ngạn sông Lam phía đông bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Địa lý: Phía Tây nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía nam giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà, phía Bắc giáp thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An), phia Tây bắc giáp huyện Hưng Nguyên và Thành phố Vinh, phía đông giáp biển đông. Huyện cách thủ đô Hà Nội 310km về phía nam.

Hành chính: Huyện Nghi Xuân hiện tại (tháng 4 năm 2018) có 2 thị trấn Xuân An và Nghi Xuân và các xã: Xuân Hội, Xuân Trường, Xuân Đan, Xuân Phổ, Xuân Hải, Xuân Yên, Tiên Điền, Xuân Giang, Xuân Mỹ, Xuân Thành, Xuân Hồng, Xuân Viên, Xuân Lam, Xuân Liên, Cổ Đạm, Cương Gián, Xuân Lĩnh.
Diện tích: 218km2, dân số 99.657 người (2016). 
Từ thời nhà Đường đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nghi Xuân thuộc đất Hoan Châu.
Thời nhà Lý, nhà Trần: Nghi Xuân thuộc Nghệ An châu, Nghệ An trại.
Thời nhà Hậu Lê, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (rồi trấn Nghệ An).
Thời nhà Nguyễn, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1832 đến năm 1976, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1976 đến năm 1991, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 17 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân An, Xuân Đan, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Viên, Xuân Yên.
Ngày 23-2-1977, thành lập xã Xuân Lĩnh tại vùng đất khai hoang.
Ngày 1-3-1988, tách xóm Tiến Hòa của xã Tiên Điền gồm 59,30 ha diện tích tự nhiên và 507 nhân khẩu; xóm Lam Thủy của xã Xuân Giang gồm 22,5 ha diện tích tự nhiên và 588 nhân khẩu cùng 2.298 nhân khẩu là cán bộ, công nhân viên Nhà nước và người ăn theo của các cơ quan đóng trên địa bàn này để thành lập thị trấn Nghi Xuân - thị trấn huyện lị huyện Nghi Xuân.
Từ năm 1991 đến nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 8-6-1994, chuyển xã Xuân An thành thị trấn Xuân An.

No comments:

Post a Comment